Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện 71 Trung ương
Khu vực Bắc miền Trung bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thuộc khu vực chiếm tỷ lệ mắc lao còn cao; ước tính theo tỷ lệ mắc lao trung bình chung trong cả nước 1,7 và tỷ lệ mắc lao trong khu vực là 1,85 thì hàng năm khu vực Bắc miền Trung có khoảng 20.165 trường hợp mắc lao mới; chưa tính số trường hợp mắc lao đang lưu hành mà chưa kiểm soát được. Ngoài ra ở các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, CAND, các cơ quan xí nghiệp, các trại giam trên địa bàn, đặc biệt lao với HIV/AIDS ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Dự báo tình hình mắc các bệnh về. phổi như: Bụi phổi công nghiệp, ung thư phổi, giãn phế quản v v… chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về nội khoa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang CNH – HĐH đất nước, thì các bệnh về đường hô hấp và các bệnh phổi công nghiệp khó tránh khỏi gia tăng. Ngoài ra bệnh lao và bệnh phổi có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường (trên địa bàn các tinh miền Trung có khá nhiều nhà máy xi măng). Cho đến nay việc đánh giá tình hình dịch tễ, phát hiện quản lý điều trị các bệnh về phổi trong khu vực là yêu cầu rất lớn.
Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện được qui định tại Quyết định số 149/QĐ-BYT ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện 71 Trung ương.
Khu vực Bắc miền Trung bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thuộc khu vực chiếm tỷ lệ mắc lao còn cao; ước tính theo tỷ lệ mắc lao trung bình chung trong cả nước 1,7 và tỷ lệ mắc lao trong khu vực là 1,85 thì hàng năm khu vực Bắc miền Trung có khoảng 20.165 trường hợp mắc lao mới; chưa tính số trường hợp mắc lao đang lưu hành mà chưa kiểm soát được. Ngoài ra ở các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, CAND, các cơ quan xí nghiệp, các trại giam trên địa bàn, đặc biệt lao với HIV/AIDS ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Dự báo tình hình mắc các bệnh về. phổi như: Bụi phổi công nghiệp, ung thư phổi, giãn phế quản v v… chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về nội khoa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang CNH – HĐH đất nước, thì các bệnh về đường hô hấp và các bệnh phổi công nghiệp khó tránh khỏi gia tăng. Ngoài ra bệnh lao và bệnh phổi có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường (trên địa bàn các tinh miền Trung có khá nhiều nhà máy xi măng). Cho đến nay việc đánh giá tình hình dịch tễ, phát hiện quản lý điều trị các bệnh về phổi trong khu vực là yêu cầu rất lớn.
Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện được qui định tại Quyết định số 149/QĐ-BYT ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện 71 Trung ương.
Bệnh viện có chức năng:
– Khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân lao và bệnh phổi, nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành Lao – Bệnh phổi, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
– Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.
– Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện có nhiệm vụ:
a) Khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân Lao – Bệnh phổi của 6 tỉnh Bắc miền Trung, phối hợp với quân y trong công tác KCB về chuyên ngành Lao – Bệnh phổi cho cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang.
– Tiếp nhận khám cấp cứu, điều trị nội và ngoại trú mọi trường hợp bệnh nhân Lao – Bệnh phổi.
– Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của hội đồng giám định y khoa địa phương hoặc khu vực.
– Tham gia khám giám định pháp y theo yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật.
– Phục hồi chức năng cho bệnh nhân lao – bệnh phổi.
b) Nghiên cứu khoa học
– Nghiên cứu và tham gia NCKH phục vụ KCB, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phục hồi chức năng về bệnh Lao và các bệnh phổi.
– Tham gia nghiên cứu hoặc nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh lao và các bệnh phổi, tham gia đề xuất phương hướng chiến lược phát triển ngành.
– Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ KHKT trong chẩn đoán, điều trị phòng bệnh lao và các bệnh phổi.
– Phối hợp với các chuyên ngành khác trong việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan ở cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Nhà nước.
– Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị bệnh Lao và các bệnh phổi.
c) Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành Lao – Bệnh phổi.
– Bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường Đại học y dược, cao đẳng, trung học y tế.
– Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành Lao – Bệnh phổi sau đại học và trung học y tế trong khu vực, quốc tế khi có yêu cầu theo kế hoạch của Bộ Y tế.
– Tổ chức các lớp đào tạo lại và cập nhật kiến thức chuyên ngành Lao – Bệnh phổi cho cán bộ bệnh viện, cán bộ tuyến dưới.
– Phối hợp với các cơ sở đào tạo để biên soạn tài liệu theo chương trình đào tạo của bệnh viện.
d) Chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật
– Tham mưu cho Bộ Y tế và CTCLQG về định hướng phát triển mạng lưới KCB, phòng bệnh các bệnh Lao – Bệnh phổi trong khu vực.
– Tham gia chỉ đạo theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động chuyên môn của tuyến dưới trong khu vực.
– Quản lý tổ chức triển khai chương trình dự án ở tuyến dưới khi được Bộ Y tế phân công.
– Phối hợp với cơ quan trọng và ngoài ngành y để thực hiện truyền thông giáo dục phòng chống Lao – Bệnh phổi, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
e) Phòng bệnh
– Duy trì lịch sinh hoạt gia đình người bệnh hàng tuần để tư vấn cho người bệnh biết cách phòng chống lao và bệnh phổi.
– Tổ chức các cảu lạc bộ sinh hoạt theo chuyên đề tại Bệnh viện và các đơn vị trong, ngoài ngành.
– Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức giáo dục truyền thông về bảo vệ chăm sóc cơ quan hô hấp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình.
– Tham gia chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh nói chung và Lao – Bệnh phổi nói riêng.
f) Quản lý Bệnh viện
– Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và TTB y tế.
– Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện, từng bước hạch toán thu chi theo qui định của pháp luật.
-Tạo thêm nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các dịch vụ y tế, viện phí, BHYT, các dự án đẩu tư trong nước và quốc tế.
g) Hợp tác quốc tế
– Chủ động khai thác nguồn viện trợ, thiết lập mối quan hệ hợp tác về KCB, NCKH, đào tạo cán bộ, cung cấp TTB và xây dựng cơ bản với các tổ chức trong và ngoài nước. Xây dựng dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và tổ chức quốc tế, kể cả tổ chức phi chính phủ, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án theo qui định của Nhà nước. Tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ của nước ngoài về vật chất kỹ thuật, kiến thức để xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển.
– Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào theo qui định của Bộ Y tế và Nhà nước.
– Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi Bệnh viện quản lý theo qui định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế. Bệnh viện tuân thủ theo qui định của pháp luật về ký kết hợp tác với nước ngoài.