Phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm mục đích bảo vệ hoặc cải thiện tầm vận động, cơ lực, chức năng ruột và bàng quang, khả năng hoạt động chức năng và khả năng nhận thức. Bệnh nhân cần phải tham gia vào chương trình phục hồi chức năng có giám sát bởi bác sĩ và chuyên gia trị liệu, khả năng học tập, động lực và kỹ năng đối phó thì mới đem lại hiệu quả trong điều trị.
Di chứng sau tai biến mạch máu não khiến bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại được. Khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn cần phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng. Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. Chúng còn hạn chế tối đa di chứng và biến chứng sau tai biến mạch máu não.
1/Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân được chia làm 2 giai đoạn:
- các bài tập khi cơ thể người bệnh chưa cử động được
- các bài tập khi cơ thể người bệnh bắt đầu cử động trở lại.
Dưới đây là các bài tập giúp bệnh nhân tai biến bị liệt nửa người có thể dần đứng dậy, đứng vững và đi được :
-Giai đoạn đầu:
-Giai đoạn sau:
Thời gian phục hồi của người bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc vào các yếu tố:
- Mức độ bị liệt
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh (với những người trẻ tuổi thì thời gian hồi phục nhanh hơn so với những người lớn tuổi).
- Giai đoạn bắt đầu phục hồi chức năng
- Thuốc và nhân viên y tế
- Sự phối hợp điều trị của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Mục đích của các bài tập phục hồi chức năng
- Tăng lưu thông máu, cải thiện cơ lực, giúp bệnh nhân sớm bình phục tái hoà nhập cộng đồng
- Giảm thiểu các biến chứng, các tổn thương thứ phát sau tai biến mạch máu não như co rút cơ, dáng đi vạt cỏ, lệch vẹo cột sống, bán trật khớp vai.. do bệnh nhân đi sớm hoặc không được hướng dẫn điều trị phù hợp.
- Giúp người nhà bệnh nhân và bệnh nhân biết cách chăm sóc những bệnh nhân tai biến, phối hợp với nhân viên y tế để có kết quả phục hồi chức năng tốt hơn và biết cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cho tai biến mạch máu não tái phát
2/. Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ não tiên lượng như nào là tốt, không tốt
- Tốt là khi:
– Người bệnh được tập phục hồi chức năng kịp thời. Người bệnh cần được can thiệp PHCN sớm nhất ngay sau khi hết giai đoạn cấp cứu thậm chí ngay cả khi bệnh nhân nằm trên giường bệnh 48h-72h sau đột quỵ bằng các bài tập lăn trở tại giường. Thông thường 1 bệnh nhân được cấp cứu đúng, đến tập PHCN kịp thời thì có tới 70-80% bệnh nhân có thể tự đi lại được hoặc đi lại có trợ giúp sau 4-6 tuần tập PHCN.
– Sự phối hợp và hỗ trợ tận tâm của các Bác sĩ/Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp, khoa học cũng như trị liệu về mặt tâm lí cho người bệnh.
– Sự chăm sóc tận tình, hỗ trợ phối hợp với nhân viên y tế của người nhà bệnh nhân, sự hợp tác, tâm lý lạc quan cố gắng của bệnh nhân.
- Không tốt là khi:
- Người bệnh đến tập PHCN muộn, giai đoạn phục hồi chức năng đạt kết quả tốt nhất là 1-3 tháng, nhiều bệnh nhân bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị đến lúc đã bắt đầu có những tổn thương như co cứng, co rút cơ…
- Bệnh nhân chống đối, không muốn tập PHCN do bệnh nhân bị thay đổi tâm lý, trầm cảm sau tai biến ( tỷ lệ này gặp nhiều ở bệnh nhân nam giới đặc biệt trẻ tuổi đang là trụ cột kinh tế của gia đình)
- Sự thờ ơ, không quan tâm của người nhà bệnh nhân, chế độ chăm sóc thuốc men không tốt
- Bệnh nhân không từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá ăn mặn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị
- Bài tập PHCN chưa đúng cách.
Có thể thấy phục hồi chức năng chính là hy vọng mới làm lại cuộc đời của bệnh nhân sau đột quỵ. Do đó chúng ta cần áp dụng theo nguyên tắc: kịp thời – đúng cách – kiên trì.
Tham vấn Y khoa – BSCKI chuyên ngành Y học cổ truyền & phục hồi chức năng – Lê Thị Dung
0 Lời bình