Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 9.000 ca bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 7 trường hợp tử vong, số ca mắc mới có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đáng lo ngại hơn là số ca nặng và số ca tử vong cũng đang gia tăng và cao hơn cùng kỳ năm trước, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của EV71 ở 5 trẻ tử vong. Bệnh tay chân miệng có thể tăng nhanh hơn nữa khi vào đầu năm học mới, nếu như trẻ và phụ huynh không có kiến thức phòng tránh bệnh. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn về bệnh tay chân miệng cũng như kiến thức phòng tránh bệnh cho bản thân, cho người nhà và cho cộng đồng.
1. Định nghĩa về bệnh Tay Chân Miệng:
Tay Chân Miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Bệnh do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirrus 71 EV71. Trong đó EV71 ít gặp hơn, nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn.
2. Bệnh TCM có những biểu hiện nào?
Biểu hiện lâm sàng nổi bật là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, trực tiếp miệng – miệng hoặc phân – miệng. Nguồn lây chính từ dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các chất tiết của bệnh nhân trên đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt, nền nhà…. Giai đoạn lây mạnh nhất là tuần đầu của bệnh (3 ngày trước khi sốt và 7 ngày sau khi sốt)
3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh TCM?
Phần lớn các trường hợp TCM do nhóm diễn biến tự khỏi, tuy nhiên có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng và đang trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng
Kể từ năm 2006, số trường hợp mắc TCM ở Việt Nam tăng với số lượng đáng kể.
Vụ dịch TCM trong năm 2011 có 113.121 ca mắc và 170 ca tử vong. Nguyên nhân tử vong do các biến chứng thần kinh, biến chứng hô hấp và tuần hoàn như viêm não, suy hô hấp, phù phổi cấp, viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch…trong đó tác nhân gây bệnh chính là EV71. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó 2 xu hướng chung của thế giới là phát triển vắc xin phòng bệnh, và phát hiện sớm, điều trị kịp thời để làm giảm tỷ lệ tử vong.
Bệnh có 4 thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh trung bình 3-7 ngày, thường không biểu hiện triệu chứng.
Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng khởi phát thường gặp như sốt nhẹ, đau rát họng, mệt mỏi, biếng ăn, kém linh hoạt, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình với biểu hiện phát ban ở vị trí đặc hiệu và đau loét miệng. Phát ban có thể ở xung quanh miệng, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Ban điển hình là các tổn thương trên da, ban đầu thường dạng dát sau nhanh chóng tiến triển thành các phỏng nước hình oval, đường kính 2-10 mm, màu xám trên nền ban hồng, ấn không đau, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Trường hợp không điển hình chỉ có ít phỏng nước xen kẽ hồng ban hoặc chỉ có hồng ban.
Tổn thương trong miệng là các vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau khiến trẻ bỏ bú, biếng ăn; tăng tiết nước bọt.
Các triệu chứng khác như sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng nếu có sẽ biểu hiện ở thời kỳ toàn phát, thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh, có thể gặp như biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp.
Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 đến 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Tay chân miệng được chia làm 4 độ, trong đó:
Độ 1 là tay chân miệng đơn thuần, điều trị ngoại trú
Độ 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm 2a và 2b, trong đó nhóm 2a cần phải theo dõi sát, nếu có diễn biến nặng lên độ 2b cần phải điều trị tích cực, vì khi đó đã có biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương.
Độ 3 đã có tổn thương thần kinh thực vật:
Độ 4 Suy hô hấp tuần hoàn
4. Vậy, khi nào trẻ tiến triển nặng hơn, khi nào trẻ đã có biến chứng, khi nào cần phải nhập viện?
Trẻ sốt, loét miệng, nổi ban có phỏng nước ở lòng bàn tay, chân khi có một trong các biểu hiện sau, cần phải nghĩ đến bệnh Tay Chân Miệng nặng và phải đưa trẻ đến viện ngay:
- Trẻ sốt cao >39oC, sốt cao không hạ (khi dùng hạ sốt đủ liều, sau 1h vẫn không hạ sốt)
- Trẻ quấy khóc liên tục
- Trẻ khó ngủ hoặc ngủ li bì
- Trẻ giật mình, hốt hoảng “chới với” trong giấc ngủ
- Trẻ run giật tay, chân, co giật
- Trẻ nôn nhiều, bỏ bú
- Trẻ yếu liệt tay chân
5. Có những biện pháp phòng bệnh TCM nào?
Đáng chú ý, có nhiều trẻ mắc tay chân miệng vẫn đi học và sinh hoạt trong môi trường nhà trẻ, trường học, khiến bệnh dễ dàng lây lan. Hay 80% người lớn mắc tay chân miệng không có biểu hiện lâm sàng vẫn có thể lây cho trẻ em. Do đó, người lớn và trẻ em cần rửa tay sạch, vệ sinh sạch…thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ đi thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa
Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp qua chát facebook, zalo.
0 Lời bình