Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

BỆNH VIÊM THUỲ PHỔI Ở TRẺ- NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện 71 TW tiếp nhận hơn 300 trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp đến khám và nhập viện điều trị. Trong đó, 20 – 30% trường hợp là viêm phổi nặng và rất nặng.

Đặc biệt, trong đó số ca diễn tiến nặng tăng gấp 2 lần so với những năm trước. Hầu hết các ca nhập viện đến từ các địa phương như TPTH, Quảng Xương, Hoằng hoá, TP Sầm sơn vvv .. nhiều bé nhập viện khi bệnh đã ở mức độ nặng. Những năm trước đây, viêm phổi thường ít gặp các trường hợp viêm phổi nặng. Tuy nhiên, năm nay khoa tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm phổi nặng, trong đó có viêm phổi thuỳ.

Nhiều trẻ bị viêm phổi nặng

Điển hình như cháu bé N K N [A1] (6 tuổi, trú tại Hải Thượng lãn Ông, phường Đông vệ, TPTH) được đưa vào khoa Nhi bệnh viện 71 TW trong tình trạng thở gấp, sốt cao, ho nhiều. Mẹ bé cho biết, mấy ngày trước, bé sốt, ho thúng thắng, chảy nước mũi, thở khò khè, nghĩ là con bị cảm do thay đổi thời tiết nên chị đã tự mua thuốc cho bé uống. Uống được 2 ngày, bé lại ho nhiều hơn, thở nhanh, sốt cao, mệt, khó thở nên gia đình đã đưa cháu vào bệnh viện tư nhân điều trị nhưng vẫn không thuyên giảm. Sau đó gia đình đưa bé đến Khoa Nhi, Bệnh viện 71 TW. Tại đây, sau khi thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ kết luận bé bị viêm phổi thùy bên phải, có dấu hiệu suy hô hấp. Sau 20 ngày điều trị tích cực bệnh của trẻ có tiến triển tốt. Từ trường hợp trên cho thấy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp điều trị sớm, kịp thời và hiệu quả.

Hình ảnh Xquang phổi bệnh nhân N.K.N
Nhiều trẻ nhập viện
  1. Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em là gì?

Viêm phổi thùy là một dạng của viêm phổi. Đây là hiện tượng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, bao gồm viêm ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản tận cùng….bệnh do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và đặc biệt thường gặp là S. pneumoniae, H. ìnluenza, S. aureu. S. Mycoplasma vv..

có 2 đặc điểm:

* Tổn thương có kích thước lớn, chiếm gần toàn bộ hoặc cả một thuỳ phổi.
* Hình ảnh vi thể của các tổn thương ở từng giai đoạn phần lớn đều giống nhau trong khắp cả khối viêm.

  • Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ

Viêm phổi thùy ở trẻ được chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, trẻ thường có dấu hiệu bệnh rất mờ nhạt và rất ít triệu chứng. Tuy nhiên cũng thường có một số biểu hiện như sốt cao đột ngột, đau tức ngực, người rét run, ho khan, khó thở.

– Giai đoạn toàn phát: Sau 3 ngày tính từ ngày có các dấu hiệu khởi phát nếu không được phát hiện thì sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, trẻ biếng ăn, quấy khóc, nôn mửa, đau bụng, đờm đặc hoặc có đờm có màu gỉ sắt, nước tiểu ít, sẫm màu.

Hình ảnh minh hoạ trẻ ho nhiều
  • Khi nào trẻ em bị viêm phổi cần nhập viện điều trị?

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm phổi dưới đây, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử trí kịp thời.

Trẻ sốt cao và kéo dài

Co lõm lồng ngực

Cơ thể tím tái

Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn…

Trẻ bị co lõm lồng ngực

Do bệnh viêm phổi thuỳ chuyển biến nhanh Trẻ em thường có cơ địa yếu nên là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Nếu không được điều trị thì bệnh có thể để lại các biến chứng như xẹp thùy phổi, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng não, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đi khám để phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị.

Lưu ý: Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm. Bên cạnh đó thì cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, vệ sinh thông thoáng cho bé vào mùa hè. Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất. Thường xuyên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh để có hướng điều trị nhanh, đúng và phù hợp nhất.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

  Người đái tháo đường (ĐTĐ) nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề mà bất cứ người bệnh nào cũng cần nên biết một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh…  *Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh...

Những món quà “ giá trị ”…

Những món quà “ giá trị ”…

Là những người làm ngành Y, sứ mệnh to lớn của chúng tôi là cống hiến hết mình vì sức khỏe của nhân dân. Niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi là nhận được những tình cảm chân thành của người bệnh và gia đình người bệnh.      Với tất cả sự tận tâm,...

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN CÁC BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN CÁC BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  Đây là 1 bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm thường gặp: 1. Bệnh võng mạc đái tháo đường      Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở...

Ghép da thành công bệnh nhân mất da diện rộng do bỏng nhiệt

Ghép da thành công bệnh nhân mất da diện rộng do bỏng nhiệt

Ngày 5/7/2024 Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện 71 TW thực hiện ca ghép da mỏng tự thân cho bệnh nhân bị mất da cẳng chân phải diện rộng, cho nam bệnh nhân Vũ Đình T, 39 tuổi, địa chỉ  phố Xuân Phương- phường Quảng Châu- TP Sầm sơn- tỉnh Thanh Hoá. Theo lời kể của...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ