Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

I. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
– Cơ thể của chúng ta sử dụng thực phẩm làm nhiên liệu cho tất cả các hoạt động.
– Người BPTNMT nên áp dụng chế độ dinh dưỡng ”riêng” cho BPTNMT. Chế độ dinh dưỡng này không thể chữa khỏi được bệnh nhưng sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn, thể chất và tinh thần sẽ tốt hơn.
– Người BPTNMT cần duy trì tốt cân nặng phù hợp với chiều cao. Vì tình trạng dư cân – béo phì sẽ làm gia tăng tình trạng khó thở. Hoặc, gầy yếu quá lại làm cho người bệnh nhanh chóng kiệt sức, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng,… đưa đến đợt cấp của BPTNMT.
II. NGUYÊN TẮC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI BPTNMT:
1. Người bệnh cải thiện sức khỏe, cả 3 mặt thể chất – tinh thần và xã hội.
2. Nhằm đảm bảo, chúng ta có thể ăn uống một cách yêu thích và tuân thủ chế độ dinh dưỡng này dài lâu. Mỗi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng, dựa trên (1) những món ăn yêu thích của bản thân và (2) tránh những thứ không thích.
3. Luôn luôn đa dạng thực phẩm ăn uống, vì không có một loại thực phẩm nào cung cấp đầy đủ tất cả dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
4. Tăng cường thực phẩm chống viêm, chống Oxy hóa. Ăn nhiều chất xơ.
5. Tránh ăn các chất gây đầy bụng, sình hơi.
6. Cần cân đối 7 nhóm thức ăn theo tháp dinh dưỡng chung:

Nguồn: Trung tâm dinh dưỡng – SYT TPHCM (http://ttdinhduong.org/ttdd/trang-chu.aspx)

III. XÂY DỰNG VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG:
1. Xác định cân nặng:
– Hãy cân nặng thường xuyên, so sánh theo chuẩn chỉ số khối cơ (BMI) và báo BS điều trị.
2. Nhóm tinh bột (Carbohydrate): Gạo, khoai, củ, bánh mì, mì, bún…
– Chuyển đổi tương đương giữa các loại ngũ cốc:
½ chén cơm = ½ tô phở = ½ ổ bánh mì = 2 chén cháo = 1 chén bún = 1 lát Sandwich
– Ăn 2 – 4 chén cơm / ngày
– Nên Chọn nhóm tinh bột phức tạp: như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi.
– Để giảm cân: Lựa chọn trái cây tươi và rau nhiều hơn ngũ cốc
– Để tăng cân: Ăn nhiều loại Carbohydrate nguyên hạt và trái cây và rau quả tươi.
– Hạn chế sử dụng tinh bột, đường đơn giản: bao gồm đường, kẹo, bánh và nước ngọt thông thường. Nhất là khi người bệnh hay khó thở, thở nhanh; vì sự chuyển hóa Carbonhydrate trong cơ thể tạo ra nhiều CO2, gây khó thở.
3. Nhóm chất đạm (protein):
– Thức ăn chứa nhiều đạm: sữa, trứng phô mai, thịt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan.
– Ăn chất đạm ít nhất hai lần một ngày để giúp duy trì cơ hô hấp mạnh mẽ.
– Ăn nhiều đạm thực vật: đậu hủ, đậu nành, và các loại đậu
– Ăn đạm động vật ở mức giới hạn (ăn ít): thịt (< 100g/ngày), trứng (1.5 gà, hoặc 1 vịt/ ngày), sữa (< 400ml/ngày)
– Để giảm cân: Chọn các nguồn đạm ít chất béo như thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
– Để tăng cân: Chọn chất đạm có hàm lượng chất béo cao hơn, như sữa nguyên chất, phô mai, và sữa chua.
4. Nhóm chất béo (fat):
– Chọn chất béo đơn và đa không bão hòa, không chứa cholesterol: chất béo này thường ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và đến từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như dầu cải, dầu oliu, hướng dương,…
– Sử dụng khoảng 4 muỗng cà phê hoặc < 20 g / ngày
– Để giảm cân: Hạn chế ăn các chất béo này.
– Để tăng cân: Thêm các loại chất béo vào bữa ăn của bạn (món ăn xào, chiên, trộn salad…)
– Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: như bơ sữa, bơ thực vật, mỡ lợn, mỡ và da từ thịt, dầu thực vật hydro hóa, thực phẩm chiên và bánh ngọt.
5. Nhóm chất xơ – vitamin và khoáng chất:
– Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, 300 – 500 gram các loại hạt, trái cây và rau quả.
– Vitamin và các khoáng chất: Nên bổ sung Canxi, vitamin D
– Thức ăn giàu Canxi và sinh tố D: tôm, cá (100 – 200g/ngày), phô mai (2 miếng), sữa (200ml), sữa chua (1 hũ).
– Phơi nắng
– Bổ sung thêm Kali (đặc biệt trong gia đoạn dùng Corticoid đường toàn thân): từ trái cây (chuối, cam, trái cây khô), nước dừa, rau, nước canh rau.
6. Muối ăn (Natri): Giảm ăn muối, < 5 g / ngày.

7. Nước uống: Cung cấp đủ nước 6- 8 ly / ngày (1.5 lít/ ngày). Vì tình trạng thở nhanh, dễ gây mất nước.
8. Hạn chế thực phẩm gây đầy bụng, sình hơi: bắp cải, bông cải (trắng, xanh), củ cải, dưa cải, ớt xanh, hành tây, dưa leo, bắp, táo,…
9. Tăng thực phẩm có tính kháng viêm:
– Thực phẩm có nhiều Omega 3 (EPA): Cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi… ăn 3 lần / tuần. Hoặc uống bổ sung
– Thực phẩm chống Oxy hóa:
+ Rau: Cải mầm, xà lách, bó xôi, baro, cải cay…
+ Quả: Đu đủ, mơ, cà rốt,…
+ Uống nước trà xanh
CÁC LƯU Ý KHÁC:
1. Nghỉ ngơi ngay trước khi ăn, làm sạch đường thở trước ăn. Sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn khi.
2. Chọn thức ăn mềm, dễ nhai. Ăn chậm, ăn miếng nhỏ.
3. Ăn 4 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
4. Nếu uống nước trong bữa ăn khiến bạn cảm thấy quá no để ăn, hãy hạn chế uống trong bữa ăn. Nên uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
5. Sắp xếp bữa ăn chính vào thời điểm khỏe nhất trong ngày. Cân nhắc thêm chất bổ sung dinh dưỡng vào ban đêm để tránh cảm giác no vào ban ngày.
Ví dụ: Ăn nhiều hơn vào buổi sáng sớm, nếu người bệnh thường hay mệt vào buổi chiều, tối.
6. Người bệnh nên vận động, tập phục hồi chức năng theo khả năng của mình, tránh gắng sức. Nhờ người thân hỗ trợ khi cần

Trần Thị Kim Thu

Trích nguồn: Bộ Y tế

Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn ký kết hợp tác tài trợ giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt.

Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn ký kết hợp tác tài trợ giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt.

Sáng ngày 31/03/2025, tại hội trường Bệnh viện 71 Trung ương, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt giữa Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển...

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC “DINH DƯỠNG KHOA HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC “DINH DƯỠNG KHOA HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”

Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2025, Bệnh viện 71 Trung ương đã tổ chức thành công chương trình Hội thảo khoa học với chủ đề “Dinh dưỡng khoa học trong điều trị đái tháo đường”. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ những kiến thức bổ ích về chế...

MỔ RUỘT THỪA Ở TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

MỔ RUỘT THỪA Ở TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở trẻ em, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 11 - 19. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi. Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị duy nhất, giúp loại bỏ nguy cơ biến chứng nguy hiểm...

TẬP HUẤN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

TẬP HUẤN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

Chiều ngày 14/3/2025, Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện 71 Trung ương đã phối hợp với Công đoàn bệnh viện tổ chức buổi tập huấn chuyên sâu về "Xây dựng và Triển khai Đề án cải tiến chất lượng". Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng công...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ