Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

CHỐNG ĐỐI VACCIN SỞI – MỐI NGUY CẬN KỀ CHO SỨC KHOẺ CỦA TRẺ EM

Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm mùa đông – xuân đang gia tăng trở lại trên cả nước, bệnh sởi đang có dấu hiệu bùng phát với nhiều ca diễn tiến nặng. Đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng do dự và chống đối tiêm chủng – yếu tố trực tiếp làm suy yếu hàng rào miễn dịch cộng đồng và đẩy trẻ em vào nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng.

I. Hồi chuông cảnh báo từ những ca bệnh sởi nặng

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa ghi nhận trường hợp một bé gái 4 tuổi tử vong do biến chứng nặng của bệnh sởi. Trẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước đó, nhưng nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, tổn thương đa cơ quan và không qua khỏi dù được điều trị tích cực. Đáng chú ý, trẻ chưa từng được tiêm bất kỳ vắc xin cơ bản nào, trong đó có vắc xin sởi, do gia đình có quan điểm chống đối tiêm chủng.

Tại khoa Nhi – Bệnh viện 71 Trung ương, những tuần gần đây cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sởi có diễn biến phức tạp, trong đó không ít trường hợp phải chuyển lên tuyến trên để điều trị. Đa số bệnh nhi đều chưa được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, một số gia đình còn từ chối hoàn toàn việc tiêm vắc xin cho trẻ.


Bài học từ quá khứ và lời cảnh báo cho hiện tại

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trước khi vắc xin sởi được triển khai rộng rãi (năm 1963), mỗi năm tại Mỹ ghi nhận từ 3 đến 4 triệu ca mắc, với hàng trăm ca tử vong. Sau khi tiêm chủng được phổ cập, số ca mắc giảm mạnh, và đến năm 2000, sởi được công bố loại trừ khỏi Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, thành quả này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi phong trào anti-vaccine. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp do dự và chống đối vắc xin1 trong 10 mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe toàn cầu. Tại Việt Nam, nhiều gia đình đang chủ quan, tin theo thông tin sai lệch trên mạng xã hội và cho rằng sởi đã “biến mất”, từ đó từ chối tiêm chủng cho con.

Điều nguy hiểm là việc từ chối tiêm chủng không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà còn làm suy giảm miễn dịch cộng đồng, tạo điều kiện cho dịch bùng phát trở lại.


II.Hiểu đúng về bệnh sởi và các giai đoạn tiến triển

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, lây truyền qua đường hô hấp với tốc độ rất cao. Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn ủ bệnh: 7–21 ngày (trung bình 10 ngày); chưa có triệu chứng.
  2. Giai đoạn khởi phát (2–4 ngày): Sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, ho, chảy mũi, viêm kết mạc. Đặc trưng là hạt Koplik – đốm trắng xám có quầng đỏ ở niêm mạc má.
  3. Giai đoạn toàn phát (2–5 ngày): Xuất hiện ban dạng dát sẩn từ mặt lan ra toàn thân, có thể hợp nhất. Khi ban mọc hết, sốt giảm dần.
  4. Giai đoạn hồi phục: Ban mờ dần, bong vảy sẫm màu, để lại vết thâm. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể tự khỏi.

III. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi (nguyên nhân tử vong hàng đầu)
  • Viêm thanh quản, viêm miệng
  • Tiêu chảy cấp
  • Viêm não tủy rải rác cấp tính (ADEM)
  • Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng
  • Viêm kết mạc, loét giác mạc
  • Viêm não xơ hóa bán cấp (xuất hiện sau 7–10 năm)

IV. Hướng dẫn quản lý người bệnh sởi

  • Cách ly người bệnh từ lúc nghi ngờ đến ít nhất 4 ngày sau phát ban (lâu hơn nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
  • Không cho trẻ tham gia hoạt động tập thể trong thời gian mắc bệnh.
  • Bố trí phòng điều trị thoáng khí, sạch sẽ.
  • Đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng nhằm tăng sức đề kháng.

V. Phòng ngừa lây nhiễm sởi

Đối với cộng đồng:

  • Người chưa từng tiêm hoặc chưa từng mắc sởi nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Khi buộc phải tiếp xúc: đeo khẩu trang, rửa tay sau khi tiếp xúc.

Đối với nhân viên y tế:

  • Phải được tiêm đầy đủ vắc xin sởi (trừ khi có chống chỉ định).
  • Khi tiếp xúc với bệnh nhân: sử dụng khẩu trang lọc cao và vệ sinh tay đúng cách.

Vệ sinh môi trường:

  • Đảm bảo thông thoáng nơi sinh hoạt, làm việc.
  • Vệ sinh bề mặt thường xuyên bằng hóa chất khử khuẩn có chứa clo hoạt tính 0,05%.

VI. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin: Giải pháp hiệu quả nhất

Ngày 22/01/2025, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 272/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng chống dịch sởi năm 2025, cho phép tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi – một bước đi chủ động và kịp thời để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ dịch lan rộng.


Chúng ta đã mất hàng thế kỷ để nghiên cứu và phát triển thành công vắc xin sởi – đừng để chỉ vì sự do dự nhất thời mà đánh mất cả tương lai của trẻ.

Bệnh viện 71 Trung ương kêu gọi các bậc phụ huynh, cộng đồng cùng chung tay hành động: tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ và lan tỏa thông tin đúng đắn để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ dịch sởi quay trở lại. Bệnh viện chúng tôi luôn cam kết đồng hành cùng người dân vì một cộng đồng khoẻ mạnh.

Tham vấn y khoa: Bác sỹ chuyên ngành Nhi khoa – Lê Thị Trang

Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn ký kết hợp tác tài trợ giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt.

Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn ký kết hợp tác tài trợ giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt.

Sáng ngày 31/03/2025, tại hội trường Bệnh viện 71 Trung ương, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giải pháp thu viện phí không dùng tiền mặt giữa Bệnh viện 71 Trung ương và Vietinbank Sầm Sơn. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển...

THƯ MỜI VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO GIÁ CHO GÓI THẦU: MUA SẮM SỮA BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN 71 NĂM 2025-2026

THƯ MỜI VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO GIÁ CHO GÓI THẦU: MUA SẮM SỮA BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN 71 NĂM 2025-2026

Kính gửi: Quý Công ty           Hiện tại, Bệnh viện 71 Trung ương đang xây dựng kế hoạch mua sắm cho Gói thầu: Mua sắm sữa tươi bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật đối với người lao động tại Bệnh viện 71 Trung ương năm...

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC “DINH DƯỠNG KHOA HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC “DINH DƯỠNG KHOA HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”

Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2025, Bệnh viện 71 Trung ương đã tổ chức thành công chương trình Hội thảo khoa học với chủ đề “Dinh dưỡng khoa học trong điều trị đái tháo đường”. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ những kiến thức bổ ích về chế...

MỔ RUỘT THỪA Ở TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

MỔ RUỘT THỪA Ở TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở trẻ em, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 11 - 19. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi. Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị duy nhất, giúp loại bỏ nguy cơ biến chứng nguy hiểm...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ