Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

COVID-19 làm thay đổi não bộ của chúng ta như thế nào?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiễm SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, có liên quan đến vùng ít chất xám hơn – nơi chứa nhiều tế bào não.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét những thay đổi cấu trúc trong não trước và sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2. Nó được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia gồm các nhà nghiên cứu hình ảnh não.

Trong nghiên cứu, 785 người tham gia đã trải qua hai lần quét MRI. Giữa những lần quét đó, 401 người mắc COVID-19 và 384 người không. Bằng cách so sánh trước và sau khi quét, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện những thay đổi ở những người mắc  COVID-19 và so sánh những thay đổi đó với những người không bị nhiễm trùng.

Sau khi bị mắc COVID-19, trung bình người bệnh có ít chất xám hơn trong các bộ phận của não giúp xử lý khứu giác.

Tuy nhiên, nhà khoa học thần kinh Emily Jacobs thuộc Đại học California, Santa Barbara (Mỹ) cho biết: “Bộ não con người rất năng động. Ít hơn không có nghĩa là tệ hơn, nhất thiết phải kém và nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn”.

Jacobs và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra rằng các vùng não phát triển và co lại trong suốt nhiều ngày, những thay đổi liên quan đến nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi này được tìm thấy ở vùng hồi hải mã, một cấu trúc não gắn liền với học tập và trí nhớ, và các khu vực lân cận.

Một số vùng não liên quan đến khứu giác bị nhỏ hơn (vùng đỏ và vàng) sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2

Tương tự, mang thai và sự thay đổi hormone sau đó cũng có thể thay đổi não bộ. Quá trình này dường như là giai đoạn trưởng thành thứ hai của não bộ, giống như quá trình sàng lọc xảy ra ở tuổi vị thành niên.

Bên cạnh đó, nhiều chứng minh cũng cho thấy não của đàn ông cũng thay đổi từng ngày.

Vậy nhiễm SARS-CoV-2 có hại cho não không, và nếu có, thì tệ như thế nào? Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể trả lời chính xác các câu hỏi này. Nhà khoa học Gwenaëlle Douaud, thuộc Khoa Khoa học Thần kinh Lâm sàng Nuffield tại Đại học Oxford (Anh), cho biết: “Chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt rõ ràng trong não, ngay cả khi bị nhiễm trùng COVID-19 ở thể nhẹ. Điều đáng lo ngại là những thiệt hại này sẽ kéo dài và khiến những người nhiễm bệnh dễ mắc các bệnh về não hơn trong tương lai”.

Nhưng những thay đổi não bộ do COVID-19 có thể cũng không kéo dài – nhà khoa học Douaud nói. Bà Dounaud lưu ý rằng não có thể “tổ chức lại và tự chữa lành ở một mức độ nào đó, ngay cả ở những người lớn tuổi.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nghẹt mũi cũng có thể dẫn đến những thay đổi về não bộ nhưng những thay đổi này của não sẽ đảo ngược khi khứu giác hoạt động trở lại.

Việc quét lại MRI cho những người tham gia nghiên cứu não trên sau một vài năm nữa sẽ giúp làm sáng tỏ câu hỏi về tính lâu dài. Nhưng hiện tại, không có cách nào chúng ta có thể nói chắc chắn liệu những thay đổi này của não bộ có kéo dài hay không – và ý nghĩa của chúng như thế nào đối với một bộ não khỏe mạnh.

Một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy: Mang thai đi kèm với sự giảm sút một số bộ phận trong não của người mẹ (các khu vực màu đỏ và vàng được đánh dấu trên bốn góc nhìn khác nhau của não bộ).

“Chúng tôi hiện không phân biệt được liệu đó là thay đổi bình thường hay là thay đổi có hại” – nhà khoa học Jacobs thừa nhận.

Cho đến khi các nhà khoa học tìm hiểu thêm về bộ não, bao gồm những thay đổi nào của não là bình thường, có thể đảo ngược hoặc không quan trọng, chúng ta không thể biết điều gì đáng lo ngại mà COVID-19 có thể gây ra.

Hà Anh (Theo Science News)

Trích Tin từ Bộ Y tế

Chạy nước rút vì mạng sống của hàng triệu người

Chạy nước rút vì mạng sống của hàng triệu người

Kể từ năm 2000 đến nay, khoảng 66 triệu người mắc bệnh lao trên toàn cầu đã được cứu sống nhờ những nỗ lực chống lại một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, được ví như  “kẻ giết người thầm lặng” này. Nhưng hiện mỗi ngày vẫn có gần 30.000...

Công đoàn Bệnh viện 71 Trung ương: Tổ chức cho đoàn viên tham quan khu di tích Lịch sử Lam Kinh nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Công đoàn Bệnh viện 71 Trung ương: Tổ chức cho đoàn viên tham quan khu di tích Lịch sử Lam Kinh nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2022), Công đoàn Bệnh viện 71 Trung ương đã tổ chức cho 60 cán bộ chủ chốt của Công đoàn 24 đơn vị trực thuộc Công đoàn Bệnh viện đến tham quan Khu di tích Lam Kinh tại Thọ Xuân Thanh Hoá. Khu di tích lịch...

Tại sao cuộc chiến giữa con người và virus luôn khó khăn?

Tại sao cuộc chiến giữa con người và virus luôn khó khăn?

Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ. Chính vì vậy, để tiêu diệt virus, nhiều khi chính tế bào của chúng ta cũng phải chịu đựng những hệ luỵ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là protein...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ