Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh hô hấp như: bệnh Ung thư phổi, Lao phổi, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Hen phế quản…, đặc biệt ở những người có tình trạng bệnh lý hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh (người có nguy cơ cao) được khám tầm soát miễn phí vào thứ 7 hàng tuần. Bệnh viện 71 Trung ương triển khai Kế hoạch cụ thể như sau:
I. Đối tượng khám
1. Người nghi mắc bệnh lao phổi: là những người có triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi như:
* Người lớn: Ho kéo dài trên 02 tuần (có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu); Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; Sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 02 tuần; Ra mồ hôi về đêm; Đau ngực, đôi khi khó thở
* Trẻ em: Bệnh diễn biến kéo dài trên 02 tuần, với ít nhất một trong các biểu hiện: Ho kéo dài; Khò khè kéo dài, tái diễn không đáp ứng với thuốc giãn phế quản; Giảm cân hoặc không tăng cân không rõ nguyên nhân trong vòng 03 tháng gần đây; Sốt không rõ nguyên nhân; Mệt mỏi, giảm chơi đùa; Chán ăn; Ra mồ hôi trộm về đêm; Triệu chứng viêm phổi cấp tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh 02 tuần.
2. Người có tiền sử tiếp xúc với người bệnh lao phổi
– Là thành viên sống cùng nhà hoặc người làm việc, học tập cùng phòng ở cơ quan, trường học, v.v… với người mắc bệnh lao phổi;
– Hoặc những người đáp ứng điều kiện sau:
+ Ngủ cùng nhà hoặc cùng phòng với bệnh nhân lao phổi ít nhất 01 đêm/tuần trong 03 tháng trước khi bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán, hoặc;
+ Ở cùng nhà hoặc cùng phòng với bệnh nhân lao phổi ít nhất 01 giờ/ngày và liên tục 05 ngày/tuần, trong 03 tháng trước khi bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán.
3. Người có tình trạng bệnh lý hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi, ung thư phổi và các bệnh lý hô hấp mạn tính
– Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
– Người có tiền sử chẩn đoán, điều trị bệnh lao.
– Người có rối loạn, suy giảm miễn dịch, như: bệnh tự miễn, nhiễm HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài (Corticosteroid), người sử dụng hoá chất điều trị ung thư, hoặc mắc các bệnh suy giảm miễn dịch khác.
-Người mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, suy thận mạn, suy tim v.v…
-Trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng và trẻ em chưa được tiêm phòng vaccine BCG.
-Người sống trong môi trường khép kín, thông gió kém, như: quản giáo, tù nhân, người bệnh tâm thần,…
– Người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, độc hại
-Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
-Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên
II. Thời gian và địa điểm khám
1. Thời gian khám: vào ngày CHỦ NHẬT hàng tuần. Bắt đầu từ Chủ nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 đến khi nào có thông báo kết thúc của Ban Giám đốc Bệnh viện.
2. Địa điểm khám
– Khám lâm sàng: Tại Phòng khám dịch vụ 1.7
– Khám cận lâm sàng: Tại Khu khám bệnh theo yêu cầu và theo danh mục dịch vụ cận lâm sàng phù hợp.
III. Các dịch vụ khám: Bao gồm các dịch vụ sau
– Khám lâm sàng tổng quát: Tại Phòng khám dịch vụ 1.7
– Chụp Xquang tim phổi kỹ thuật số: Tại phòng chụp Xquang, Khu KB TYC
– Đo chức năng hô hấp: Tại phòng đo CNHH, Khu KB TYC.
– Xét nghiệm đờm trực tiếp: Lấy bệnh phẩm tại Khu khám bệnh theo yêu cầu. Xét nghiệm tại khoa Vi sinh
– Thử phản ứng Mantoux: Tại khoa Vi sinh
– Xét nghiệm GeneXpert: Lấy bệnh phẩm tại nhà vệ sinh, Khu KB TYC. Xét nghiệm tại khoa Vi sinh
0 Lời bình