Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

KỈ NIỆM 15 NĂM NGÀY BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM (01/7/2009-01/7/2024)

Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam để tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động Nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.

Trải qua 15 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, chính sách BHYT của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tỷ lệ bao phủ BHYT, số lượt khám chữa bệnh BHYT gia tăng mạnh mẽ

Vụ trưởng Trần Thị Trang cho hay, năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT là 58% dân số, tăng 11% so với năm 2008.

Năm 2015, năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, số người tham gia BHYT là 68,5 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 74,9% dân số; năm 2019 số người tham gia BHYT là 85,7 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ đạt 89,1% dân số.

Tính đến 31/12/2023, số người tham gia BHYT là hơn 93,307 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số.

Số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh qua từng năm. Năm 2010 có 102 triệu lượt (93,7 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú và 8,3 triệu lượt điều trị năm nội trú).

Năm 2015, có 130,2 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, trong đó số lượt khám chữa bệnh ngoại trú là 118,2 triệu lượt, số lượt khám chữa bệnh nội trú là 12 triệu lượt.

Năm 2019, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 184 triệu lượt, trong đó, số lượt khám chữa bệnh BHYT ngoại trú là 166,9 triệu lượt, số lượt khám chữa bệnh BHYT nội trú là 17,1 triệu lượt đều tăng so với năm 2018.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-9, số lượt khám chữa bệnh BHYT giảm so với giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2022 khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, số lượt khám chữa bệnh BHYT tăng lên 150,4 triệu lượt, tăng 24 triệu lượt so với năm 2021.

BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bà Trần Thị Trang thông tin, cùng với sự gia tăng về tỷ lệ người tham gia BHYT, số thu, chi BHYT qua từng năm gia tăng nhanh chóng thể hiện BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nếu như số thu quỹ BHYT năm 2010 đạt 25.540 tỷ đồng, thì đến 31/12/2015, tổng số tiền đóng từ người tham gia BHYT đã tăng lên là 59,7 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015 – 2019, số thu BHYT từ các đối tượng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2017 (năm thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg điều chỉnh giao chỉ tiêu bao phủ BHYT tới từng tỉnh). Số thu BHYT hàng năm tăng do tăng tỷ lệ bao phủ BHYT và tăng mức đóng do tăng mức lương cơ sở.

Giai đoạn 2020 – 2022 là giai đoạn có nhiều khó khăn do chịu tác động của dịch COVID-19, số tiền đóng BHYT vẫn gia tăng nhưng ở mức độ hạn chế. Cụ thể, năm 2020, tổng số tiền đóng BHYT là 108,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, tổng số tiền đóng BHYT là 110,0 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3 nghìn tỷ đồng so với năm 2020. Năm 2022, tổng số tiền đóng BHYT là 113,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8 nghìn tỷ đồng so với năm 2021.

Năm 2010 số chi của quỹ BHYT là 19.666 tỷ đồng. Đến năm 2015, số chi khám chữa bệnh BHYT đã tăng lên là 47,9 nghìn tỷ đồng;

Số chi khám chữa bệnh BHYT năm 2018 là 96,5 nghìn tỷ đồng, năm 2019 là 104,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 3 năm số chi khám chữa bệnh BHYT đã cao gấp hơn 2 lần so với số chi khám chữa bệnh BHYT của năm 2015.

Giai đoạn 2020 – 2021, do tác động của dịch COVID-19, số lượt khám chữa bệnh BHYT giảm mạnh, số chi khám chữa bệnh BHYT giảm mạnh so với năm 2019.

Năm 2020, số chi khám chữa bệnh BHYT là 101,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,1 nghìn tỷ (tương ứng giảm 3%) so với năm 2019, năm 2021 giảm 17,9 nghìn tỷ (tương ứng giảm 15%) so với năm 2019.

Đến năm 2022, cả nước bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, hoạt động khám chữa bệnh trở lại bình thường, số chi khám chữa bệnh BHYT của năm 2022 là 105,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19 nghìn tỷ đồng (tương ứng tăng 22%) so với năm 2021 và đã cao hơn mức chi của năm 2019.

Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo

Theo Vụ trưởng Trần Thị Trang, nhìn chung, phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, bao gồm: chi phí dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế, hóa chất khi người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài ra quỹ BHYT còn chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với một số đối tượng ưu tiên như người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi… trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật;

Quỹ BHYT cũng trích một phần chi phí từ số thu BHYT cho các đơn vị trường học, cơ quan/tổ chức để phục vụ công tác khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Hàng năm, bình quân quỹ BHYT chi trả từ 87% – 89% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT, người tham gia BHYT có trách nhiệm đồng chi trả từ 11% – 13%.

“Quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT có xu hướng ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT, sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, khả năng cân đối quỹ BHYT và khả năng chi trả của người tham gia, đồng thời hướng tới mục tiêu giảm chi tiền túi từ hộ gia đình cho chi tiêu y tế”- bà Trang nhấn mạnh.

Cũng theo bà Trần Thị Trang, danh mục thuốc (bao gồm cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế), vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật BHYT luôn được rà soát để cập nhật phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.

Chủ đề truyền thông về BHYT trong năm 2024 là: “Sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”.

Các thông điệp truyền thông chính:

  • Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.
  • Tham giao bảo hiểm y tế để chăm lo sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồn
  • Tham gia bảo hiểm y tế là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức và cộng đồng.
  • Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội, do nhà nước tổ chức thực hiện.
  • Thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình để chăm lo sức khỏe cho mọi thành viện trong gia đình./
  • Nguồn: TTXVN- Báo Sức khoẻ đời sống
BÀI TẬP CHO NGƯỜI SAU ĐỘT QUỴ NÃO BỊ LIỆT NỬA NGƯỜI

BÀI TẬP CHO NGƯỜI SAU ĐỘT QUỴ NÃO BỊ LIỆT NỬA NGƯỜI

Phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm mục đích bảo vệ hoặc cải thiện tầm vận động, cơ lực, chức năng ruột và bàng quang, khả năng hoạt động chức năng và khả năng nhận thức. Bệnh nhân cần phải tham gia vào chương trình phục hồi chức năng có giám sát bởi bác sĩ và chuyên...

Tập huấn công tác công đoàn tại Bệnh viện 71 Trung ương dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam

Tập huấn công tác công đoàn tại Bệnh viện 71 Trung ương dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam

Sáng ngày 30/8/2024, tại Bệnh viện 71 Trung ương, một buổi tập huấn quan trọng về công tác công đoàn đã diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam. Thành phần tham gia tập huấn gồm Ban giám đốc, BCH công đoàn bệnh viện, các...

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VỀ ĐỘT QUỴ

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VỀ ĐỘT QUỴ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm khiến mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu) hoặc bị vỡ (chảy máu) dẫn đến một phần não bị tổn thương hoặc chết đi. Đột quỵ rất phổ biến và có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào. Đột quỵ não là bệnh...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ