Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở trẻ em, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 11 – 19. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi. Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị duy nhất, giúp loại bỏ nguy cơ biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết…
Hình ảnh ruột thừa viêm của một bệnh nhi
1. MỔ RUỘT THỪA CHO TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Phẫu thuật cắt ruột thừa là một thủ thuật ngoại khoa ít nguy hiểm và có tỷ lệ thành công cao. Với sự phát triển của y học, hiện nay có hai phương pháp chính:
- Phẫu thuật mở: Rạch một đường nhỏ ở bụng để cắt bỏ ruột thừa.
- Phẫu thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi và dụng cụ chuyên dụng để thực hiện phẫu thuật thông qua các vết rạch nhỏ trên bụng, giúp giảm đau, hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục.
Phương pháp mổ viêm ruột thừa nội soi
Mặc dù phẫu thuật này ít nguy hiểm, nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Vấn đề liên quan đến gây mê.
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Xuất huyết.
- Tắc ruột sau mổ.
- Tổn thương các cơ quan lân cận.
Những rủi ro này tăng cao hơn nếu trẻ bị viêm ruột thừa muộn, dẫn đến vỡ ruột thừa hoặc trẻ có bệnh lý nền kèm theo.
2. BIẾN CHỨNG SAU MỔ VIÊM RUỘT THỪA.
Sau phẫu thuật, trẻ có thể gặp một số biến chứng như:
2.1. Vấn đề khi gây mê.
Trẻ có thể gặp các tác dụng phụ do thuốc mê như:
- Buồn nôn, nôn ói.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Mê sảng, kích động tạm thời.
2.2. Xuất huyết sau mổ.
Xuất huyết tại vết mổ là biến chứng nguy hiểm có thể do:
- Vận động mạnh làm rách vết thương.
- Rối loạn đông máu.
- Thao tác phẫu thuật.
Dấu hiệu nhận biết: Máu thấm băng liên tục, da xanh tái, mệt mỏi, đau bụng dữ dội. Nếu máu chảy vào ổ bụng có thể gây sốc, tụt huyết áp.
2.3. Đau bụng sau mổ.
Sau khi hết thuốc gây tê, trẻ có thể đau bụng. Đây là phản ứng bình thường, nhưng nếu đau dữ dội kèm sốt cao, cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc biến chứng khác.
2.4. Chướng bụng.
Thường gặp sau phẫu thuật nội soi do bơm hơi vào ổ bụng. Nếu kèm theo sốt, khó thở, đau dữ dội, cần kiểm tra ngay.
2.5. Nhiễm trùng vết mổ.
Dấu hiệu nhiễm trùng:
- Vết mổ sưng, tấy đỏ, đau nhiều.
- Chảy dịch, chảy mủ.
- Sốt, mệt mỏi, biếng ăn.
- Cần điều trị bằng kháng sinh hoặc thủ thuật dẫn lưu mủ tùy mức độ.
3. Thời gian nằm viện sau mổ ruột thừa.
- Nếu phát hiện sớm, chưa vỡ ruột thừa: Nằm viện 3 – 5 ngày.
- Nếu ruột thừa đã vỡ, nhiễm trùng nhiều: Nằm viện khoảng 1 tuần để theo dõi và dùng kháng sinh đủ liều.
4. Khi nào trẻ có thể ăn uống bình thường?
- Sau mổ, trẻ cần nhịn ăn hoàn toàn để ổn định tình trạng bụng
- Bắt đầu uống nước từ từ, sau đó ăn thức ăn lỏng, mềm.
- Nếu không nôn, có thể chuyển dần sang thực phẩm đặc hơn
- Bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin & khoáng chất.
- Uống nhiều nước để tránh rối loạn điện giải
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để trẻ nhanh hồi phục sau phẫu thuật
5. Kết luận.
Mổ ruột thừa ở trẻ em là một phẫu thuật an toàn nếu được thực hiện sớm và đúng phương pháp. Phẫu thuật nội soi mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, giảm đau và ít biến chứng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Mổ ruột thừa ở trẻ em là một phẫu thuật an toàn nếu được thực hiện sớm và đúng phương pháp. Phẫu thuật nội soi mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, giảm đau và ít biến chứng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Bệnh viện 71 Trung ương có đội ngũ y bác sĩ ngoại khoa tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị ngoại khoa hiện đại, đảm bảo quy trình phẫu thuật an toàn và hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Hotline: 02373.208.018 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời..
0 Lời bình