Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

THAY ĐỔI THÓI QUEN ĐỂ NGỪA CẢM LẠNH

Cảm lạnh thông thường (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh). Nguyên nhân gây nên cảm lạnh thông thường phần lớn là do virus. Người ta cũng hay bị cảm lạnh hơn trong những ngày lạnh và mưa do một số virus gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp để phòng bệnh:

Duy trì vệ sinh cơ bản, ngủ đủ giấc: Các biện pháp vệ sinh cơ bản rất hữu ích như : Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng hoặc những nơi đông người. Cần ngủ đủ giấc do vào mùa đông. Theo nghiên cứu nếu ngủ đủ giấc hoặc ngủ nhiều hơn có thể giúp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Những người có giấc ngủ đủ sẽ tăng khả năng miễn dịch phòng chống bệnh cảm lạnh hơn những người chỉ ngủ ít hơn 8 tiếng.
          Không tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người nhiễm bệnh: Vì virus có thể lây lan trong không khí nên nó có thể có ở trên các bề mặt vật dụng xung quanh người nhiễm bệnh dưới dạng giọt nước nhầy nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Virus có thể vô tình được lây truyền qua việc chạm tay lên các bề mặt đó và sau khi chạm tay lên các bộ phận trên mặt như mũi và miệng của người nhiễm bệnh.
          Không hút thuốc lá:  Khói thuốc lá gây ra sự kích ứng trong đường thở khiến cho con người dễ bị virus rhino tấn công. Ngoài ra hút thuốc lá còn khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do virus gây ra.
          Tăng cường vitamin C: Uống một cốc nước cam mỗi ngày là cách bổ sung vitamin C hiệu quả giúp phòng và chữa cảm lạnh.
          Giảm stress: Khi tâm trí bạn bị căng thẳng với nhiều vấn đề thì cơ thể bạn còn phải tập trung giải quyết những căng thẳng đó. Do vậy, hệ miễn dịch bị yếu đi khiến cơ thể dễ bị virus tấn công. Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày và thư giãn là cách tốt nhất để bạn phòng chống cảm lạnh.
          Vận động thường xuyên: Lười vận động là tình trạng hầu như rất nhiều người mắc phải vào mùa đông. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cảm lạnh, hãy ra ngoài vào ban ngày càng nhiều càng tốt và giữ thói quen vận động thường xuyên. Những hoạt động thể chất đều đặn có thể sẽ làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và virus có hại cho sức khỏe đấy. Tuy nhiên, việc vận động quá mức và lặp đi lặp lại có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy giữ thói quen vận động vừa phải và phù hợp với cơ thể của mình là điều vô cùng quan trọng đấy.
          Uống đủ nước: Đây là điều mà hầu hết các bác sĩ đều cho lời khuyên khi mọi người mắc bệnh. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thải được độc tố.
          Súc miệng: Virus cảm lạnh thường đi qua đường hô hấp. Vì vậy, nên súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối, để phòng tránh bệnh cảm lạnh.
          Thêm hành và tỏi vào thực đơn ăn uống: 2 loại thực phẩm tuyệt vời này chứa rất nhiều tinh dầu làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, vì vậy mà chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Hành và tỏi còn kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu  không thích mùi tỏi cũng như dư vị của tỏi sau khi ăn, hãy thử sử dụng tỏi đen lên men xem sao nhé. Tỏi sau khi lên men không những có mùi thơm dễ chịu hơn mà thậm chí còn có hiệu quả gấp đôi so với tỏi thông thường.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu cảm lạnh kéo dài với các triệu chứng không đỡ hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, trầm trọng hơn cụ thể như: đau khi nuốt vì đau họng khi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến cơ thể không thoải mái khi nuốt. Tuy nhiên khi bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn bị viêm. Các cơn ho liên tục, khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng. Tình trạng đau đầu và tắc mũi không khỏi cũng cần gặp bác sĩ. Trong một số trường hợp cần đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện như: đau ngực, đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, liên tục nôn. Với trẻ nhỏ cần lưu ý khi trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban.

BSCKI. Vũ Tiến Cầu

Đảng bộ Bệnh viện 71 Trung ương tham dự Hội nghị trực tuyến tiếp thu Chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Đảng bộ Bệnh viện 71 Trung ương tham dự Hội nghị trực tuyến tiếp thu Chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Sáng ngày 20/12/2024, Đảng bộ Bệnh viện 71 Trung ương đã tham dự Hội nghị trực tuyến về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới quý 4/2024 do Ban thường vụ Đảng uỷ Khối tổ chức. Tại Hội nghị, toàn thể cán bộ đảng viên đã được tiếp thu Chuyên đề "Xây dựng và phát triển nền...

HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LAO VÀ BỆNH PHỔI KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NĂM 2024

HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LAO VÀ BỆNH PHỔI KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NĂM 2024

Trên cơ sở Quyết định số 1040/QĐ-BYT ngày 22/4/2024 của Bộ Y tế về việc phê duyệt nội dung hoạt động Chỉ đạo tuyến và Đề án 1816, cùng Kế hoạch số 1018/KH-BV71TW ngày 4/11/2024 của Bệnh viện 71 Trung ương. Ngày 30/11/2024, tại hội trường lớn Khách sạn Phú Hưng – TP...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ