Tiêu chảy cấp là đại tiện phân lỏng > 3 lần/24h, khởi phát cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày (thường là 7 ngày)
Nguyên nhân tiêu chảy cấp phổ biến nhất là nhiễm trùng ống tiêu hóa, ngoài ra có thể gặp nhiều nguyên nhân khác:
a. Nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, hay nhiễm trùng ngoài ruột như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng huyết..
b. Nguyên nhân khác: do sử dụng thuốc ( kháng sinh và các loại thuốc khác); dị ứng thức ăn ( dị ứng đạm sữa bò, dị ứng nhiều loại thức ăn); và các nguyên nhân ít gặp khác (rối loạn tiêu hóa-hấp thu, viêm ruột do hóa trị hay xạ trị, các bệnh lý ngoại khoa, thiếu vitamin,….)
a. Tiêu chảy thẩm thấu:
- Kết quả của sự hiện diện của các chất không hòa tan trong đường ruột. Vd: không dung nạp đường lactose
- Nhịn ăn từ 2 đến 3 ngày à ngừng tiêu chảy.
b. Tiêu chảy xuất tiết:
- Độc tố vi khuẩn làm tăng tiết các ion clorua và nước vào lòng ruột.
- Tiêu chảy xuất tiết không ngừng khi nhịn ăn.
c. Tiêu chảy do viêm:
- Tình trạng gây viêm hoặc loét niêm mạc ruột ví dụ: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Sự thoát protein trong huyết thanh, huyết tương, máu và niêm mạc sẽ làm tăng số lượng phân và lượng nước trong phân.
d. Kém hấp thu
- Do thẩm thấu; tăng tiết; giảm diện tích bề mặt ruột.
Các tình trạng: suy tụy; hội chứng ruột ngắn; các tình huống làm tăng tốc độ vận chuyển trong ruột gây tiêu chảy do giảm hấp thu
Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy, bố mẹ cần để ý số lần tiêu chảy, tính chất phân: phân nhiều nước, có nhầy, có máu, thời gian kéo dài. Để ý các triệu chứng kèm theo như nôn, đau bụng, chán ăn, hay các triệu chứng toàn thể như sốt, sụt cân, ho, nước tiểu, hay các thuốc và thực phẩm đã và đang sử dụng để cung cấp cho bác sĩ khi đưa trẻ đi khám.
Cần để ý các biểu hiện mất nước ở trẻ: trẻ uống bình thường, uống háo hức hay uống kém, không uống được; mắt trũng khô, không có nước mắt, niêm mạc miệng lưỡi khô, da khô, …
Hình ảnh: Mắt trũng khô
Khi có biểu hiện trên, ngoài việc đưa trẻ đi khám, tạm thời người nhà có thể bù dịch bằng oresol cho trẻ. Lưu ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, thông thường 1 gói oresol pha với 200ml nước sôi để nguội. Đã từng có trường hợp sợ trẻ quấy khóc không chịu uống, bố mẹ pha oresol với lượng nước rất ít (khoảng 50ml trong khi phải pha với 200ml nước) và cho trẻ dùng, hậu quả thay đổi điện giải, trẻ tổn thương não, và tử vong. Hoặc đơn giản hơn, có thể sử dụng nước dừa cho trẻ uống thay oresol, trong trường hợp không thể pha đúng tỷ lệ
Khi trẻ tiêu chảy cấp, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng, không bắt trẻ nhịn ăn. Khi không có dấu hiệu mất nước, cho ăn như bình thường, không kiêng khem
Đề phòng trẻ mất nước khi tiêu chảy: nếu thấy trẻ đi tiêu chảy toé ≥3 lần trong ngày, cần cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
Chế độ dinh dưỡng: Với trẻ nhỏ cần phải cho bé bú ngay từ khi mới sinh, đến 6 tháng tuổi cho trẻ ăn bổ sung, thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ phải thích hợp với độ tuổi.
Vệ sinh trong vấn đề ăn uống: Dụng cụ chế biến và thức ăn phải sạch sẽ, tráng nước sôi trước khi cho trẻ dùng. Các loại quả phải được rửa sạch, gọt vỏ, bóc vỏ…
Vệ sinh môi trường: Nhà trường phải có nguồn nước sạch để phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho học sinh, khu vệ sinh của trường phải có đủ hố tiểu, hố tiêu, không để học sinh phóng uế bừa bãi…
Rác phải để đúng nơi quy định tránh gây ô nhiễm.
BSCKI. Đoàn Thu Trang
0 Lời bình