Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Viêm phổi trẻ em cách nhận biết sớm và phòng tránh

  1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, do vi khuẩn hoặc virus…gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 2 tuổi hay gặp hơn.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm phổi ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, trong đó thường gặp là: Viêm phổi thể do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,…

  • Trẻ trên 5 tuổi thường gặp viêm phổi do các loại vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu, các loại siêu vi hô hấp.
  • Trẻ dưới 5 tuổi thường gặp viêm phổi do vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi thì ngoài các vi khuẩn như của trẻ dưới 5 tuổi còn có thể gặp một số vi khuẩn đường ruột như: E.Coli, Proteus,… do mẹ truyền qua.
  • Viêm phổi hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, trẻ em ở các nước nghèo, điều kiện kinh tế, vệ sinh, chăm sóc y tế kém. Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở người lớn. Tuổi đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, nơi đông người,… là những đối tượng trẻ có tỷ lệ mắc viêm phổi cao.

Các bậc cha mẹ có thể phát hiện sớm viêm phổi ngay tại nhà?

Việc phát hiện và điều trị sớm viêm phổi có thể giúp chúng ta hạn chế được những biến chứng nặng. Không chỉ trông chờ hoàn toàn vào các thầy thuốc mà mỗi bậc cha mẹ tự mình cũng có thể góp phần thực hiện mong ước đó.

Trong thực tế, khi trẻ bị ho, 3 câu hỏi mà các bậc cha mẹ cần đặt ra và có thể tự tìm thấy câu trả lời ngay tại nhà là:

KHI NÀO TRẺ CÓ KHẢ NĂNG ĐÃ BỊ VIÊM PHỔI?

KHI NÀO CẦN CHO TRẺ NHẬP VIỆN?

KHI NÀO CẦN CHO TRẺ ĐI CẤP CỨU NGAY?

Dựa theo các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, TCYTTG đã chỉ ra : Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp Xquang. Đây cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dể tìm: đồng hồ có kim giây.

Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng,

từ 50 lần /1 phút trở lên ở trẻ từ 2- 11 tháng,

từ 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 th đến 5 tuổi

Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến Cơ sở Y tế thăm khám và điều trị ngay.

Đó là khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực. Nghĩa là khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.

Khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.

Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

Đó là khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:

– Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

– Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít.

Đây là các dấu hiệu cho biết có thể trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi Bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

BSCKII. Lương Ngọc Trâm – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện 71 TƯ đang thăm khám cho trẻ bị viêm phổi

2. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

a- Cho trẻ sử dụng kháng sinh thích hợp theo hướng dẫn của thầy thuốc là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc, liều lượng mỗi lần, số lần trong ngày và số ngày cần cho trẻ. Không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ có vẻ đã tốt hơn.

b- Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …) theo hướng dẫn của thầy thuốc.

c -Biết cách chăm sóc trẻ:

Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, cần thông thoáng mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước .

Ho là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý ho chính là 1 phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngũ, đau tức ngực, đau rát họng, … chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y Tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo , thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: quất chưng đường, mật ong, gừng, hoa hồng bạch… Nếu cần sử dụng thuốc ho, nên dùng các loại thuốc ho siro có thành phần chính là thảo dược an toàn và phù hợp cho trẻ em.

3. Phòng ngừa viêm phổi

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa viêm phổi trẻ em.

Theo TCYTTG, các biện pháp quan trọng nhất đã được chứng minh hiệu quả là:

Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

  • Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
  • Sử dụng bếp sạch, không khói.
  • Chủng ngừa HIB và phế cầu.

Ngoài ra, các biện pháp khác là:

  • Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh suy dinh dưỡng.
  • Cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo.
  • Gần đây bổ sung kẽm hàng ngày cũng giúp giảm tần suất viêm phổi.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
  • Tránh tình trạng hít khói thuốc lá thụ động.
  • Giữ cho trẻ ấm về mùa đông vàg mát về mùa hè.
  • Rửa tay cũng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm rõ nguy cơ các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và viêm phổi nói riêng.

Tóm lại: Cha mẹ nên trang bị đủ kiến thức về cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra. Khi thấy trẻ có những triệu chứng nêu trên, khó thở hay thở nhanh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ điều trị kịp thời cho trẻ.

Các bác sĩ tại khoa Nhi- Bệnh viện 71Trung ương luôn nhiệt tình tư vấn để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Ngoài ra, khoa Nhi còn là đơn vị chuyên sâu về chuyên ngành Hô hấp của Bệnh viện, luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng với các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

BSCKII. Lương Ngọc Trâm

GẮP THÀNH CÔNG DỊ VẬT PHẾ QUẢN CHO BỆNH NHÂN 72 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG

GẮP THÀNH CÔNG DỊ VẬT PHẾ QUẢN CHO BỆNH NHÂN 72 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG

Tại Bệnh viện 71 Trung ương, đội ngũ y bác sĩ khoa Hô hấp và phòng Nội soi đã phối hợp, thực hiện thành công một ca gắp dị vật phế quản phức tạp cho bệnh nhân Lê Văn L, 72 tuổi, quê ở phường Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân Lê Văn L nhập viện...

CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG THAM GIA CHUNG KẾT CUỘC THI “ĐỔI MỚI PHONG CÁCH,THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH”

CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG THAM GIA CHUNG KẾT CUỘC THI “ĐỔI MỚI PHONG CÁCH,THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH”

Sáng ngày 21/11/2024, Công đoàn Bệnh viện 71 Trung ương đã tham gia vòng chung kết cuộc thi Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" và giải pháp giai đoạn hai “Thấu hiểu -...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ