Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

SƠ CỨU TRẺ ĐUỐI NƯỚC

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh hoá nói riêng và cả nước nói chung đã xuất hiện rất nhiều trường hợp đuối nước gây tử vong, vì vậy bài viết này đưa ra nhằm mục đích giúp chúng ta có kiến thức cơ bản về việc sơ cứu và phòng tránh đuối nước. Sau đây là các bước cần thực hiện khi gặp trường hợp trẻ đuối nước:

1. ĐƯA TRẺ RA KHỎI NƯỚC

a. Gọi trợ giúp, nếu có những người khác xung quanh.

b. Thực hiện việc cứu trẻ ra khỏi nước: Có hai phương pháp cứu đuối gián tiếp và cứu đuối trực tiếp:

Cứu đuối gián tiếp: Là sử dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có (phao, dây, gậy, quần áo, các vật có thể nổi trên nước,…) để cứu người trẻ đuối nước khi vẫn còn đang tỉnh. Tùy theo tình hình, tính chất của mỗi trường hợp cụ thể mà người cứu đuối lựa chọn phương án cứu để phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Cứu đuối trực tiếp: xuống nước, bơi đến cứu nạn nhân. Đặc biệt lưu ý là cứu đuối trực tiếp chỉ dành cho đối tượng cứu hộ chuyên nghiệp, được đào tạo và cấp chứng chỉ cứu hộ, có đủ sức khỏe và năng lực ở thời điểm thực hiện. Trong một số trường hợp, tùy theo mức độ, tính chất cụ thể của từng vụ đuối nước mà người thực hiện cứu đuối có thể thực hiện cứu đuối trực tiếp khi chưa phải là người cứu hộ chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo cứu sống nạn nhân và bảo đảm an toàn cho bản thân: Khi thấy trẻ nhỏ ngã trong các chum, lu, vại, xô, chậu đựng nước,

Khi thấy trẻ nhỏ bị rơi xuống bờ ao, bờ mương, giếng, kênh, rạch,… mà đang cố gắng bám, víu để cố gắng lên bờ…, nếu ở khoảng cách gần có thể trực tiếp đưa tay ra nắm bắt để kéo người bị đuối nước lên bờ.

Khi thấy trẻ, người bị đuối nước ở vùng nước nông, mức nước chỉ ở ngang ngực người thực hiện việc cứu đuối trực tiếp (vùng nước mà bản thân người thực hiện cứu đuối hiểu rõ về địa hình như ao trong gia đình, hoặc ao, hố chứa nước gần nhà), có thể lội ra để túm, bắt kéo người bị đuối nước đưa lên bờ.

Khuyến cáo trẻ em không được thực hiện việc cứu đuối trực tiếp vì có thể chính các em sẽ là nạn nhân bị đuối nước.

Lưu ý: Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR – Cardiopulmonary Resuscitation) ngay lập tức là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn trẻ tử vong.

– Nếu chỉ có một mình, hãy làm theo các bước dưới đây trong hai phút trước khi dừng lại để gọi cấp cứu 115.

 – Nếu có những người khác xung quanh, trong khi bạn bắt đầu các bước bên dưới, hãy nhờ ai đó gọi 115 và thông báo cho nhân viên cứu hộ.

2. KIỂM TRA XEM TRẺ CÓ THỞ KHÔNG VÀ CÓ TỈNH KHÔNG

 Xem trẻ có thở không: Đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ. Bạn có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không? Nhìn xem lồng ngực của trẻ có di động không? (Thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể gọi tên của đứa trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không.

3. NẾU TRẺ KHÔNG THỞ, HÃY BẮT ĐẦU HỒI SỨC TIM PHỔI (CPR)

– Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn và cứng.

– Nếu nghi ngờ chấn thương cổ hoặc đầu, hãy di chuyển trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông) với nhau, giữ cho tất cả chúng thẳng hàng.

– Nếu không chấn thương cổ: Giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông đường thở. Nếu nghi ngờ chấn thương cổ, không ngửa đầu, chỉ cần ấn hàm. Đối với em bé, hãy cẩn thận không ngửa đầu ra sau quá nhiều.

– Khi thổi ngạt: Với trẻ sơ sinh, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt được kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi của trẻ và đưa miệng của bạn qua miệng của đứa trẻ.

– Thổi vào miệng trẻ trong 1 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên. Lặp lại hơi thở lần thứ hai

– Hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ

4. ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC Vị trí ép tim: 1/2 dưới xương ức, tỉ lệ ép tim/thổi ngạt là 30:2. Ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Người cấp cứu cần dùng 2 ngón tay cái ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

Đối với trẻ từ 1-8 tuổi thì dùng 1 bàn tay, đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn: 2 bàn tay đặt chồng lên nhau: ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay.

Một số điểm cần lưu ý sau đây: vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã tử vong. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là trẻ còn tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

Hạ thân nhiệt thường xảy ra sau khi bị đuối nước, đặc biệt ở trẻ em. Do đó cần phải ủ ấm cho trẻ ngay khi đưa khỏi môi trường nước. Các biện pháp sưởi ấm cơ thể được tóm tắt như sau: – Cởi bỏ quần áo ướt, lạnh – Đắp chăn ấm – Dùng đèn, tấm sưởi để làm ấm – Đắp ấm cơ thể bằng chăn sưởi điện.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

  Người đái tháo đường (ĐTĐ) nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề mà bất cứ người bệnh nào cũng cần nên biết một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh…  *Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh...

Những món quà “ giá trị ”…

Những món quà “ giá trị ”…

Là những người làm ngành Y, sứ mệnh to lớn của chúng tôi là cống hiến hết mình vì sức khỏe của nhân dân. Niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi là nhận được những tình cảm chân thành của người bệnh và gia đình người bệnh.      Với tất cả sự tận tâm,...

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN CÁC BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA HOẶC TRÌ HOÃN CÁC BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  Đây là 1 bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm thường gặp: 1. Bệnh võng mạc đái tháo đường      Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở...

Ghép da thành công bệnh nhân mất da diện rộng do bỏng nhiệt

Ghép da thành công bệnh nhân mất da diện rộng do bỏng nhiệt

Ngày 5/7/2024 Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện 71 TW thực hiện ca ghép da mỏng tự thân cho bệnh nhân bị mất da cẳng chân phải diện rộng, cho nam bệnh nhân Vũ Đình T, 39 tuổi, địa chỉ  phố Xuân Phương- phường Quảng Châu- TP Sầm sơn- tỉnh Thanh Hoá. Theo lời kể của...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ