Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Hiện nay, số người bị mắc bệnh đái tháo đường và phải dùng thuốc Insulin hoặc các thuốc uống để giảm đường huyết có khá nhiều trong cộng đồng. Việc dùng thuốc điều trị với mục đích làm giảm chỉ số đường huyết hằng ngày và kéo dài liên tục suốt đời như vậy không phải lúc nào cũng suôn sẻ, an toàn. Hạ đường huyết (hay tụt đường huyết) là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường bằng thuốc như vậy.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết hay tụt đường huyết là tình trạng lượng đường Glucose trong máu quá thấp, dưới 3,9mmol/l, dẫn đến cơ thể không đủ năng lượng cho các hoạt động bình thường. Hiện tượng tụt đường huyết xảy ra cần phải được xử lý kịp thời, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê và để lại hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Nếu tình trạng này được cấp cứu và xử trí kịp thời thường đem lại kết quả tốt.

Tuy nhiên, không chỉ nhóm người đang điều trị đái tháo đường bằng thuốc mới có nguy cơ, mà những người có thói quen ăn uống không khoa học cũng hay bị hạ đường huyết. Nhiều người cho rằng, hiện tượng đường huyết hạ chỉ xảy ra khi cơ thể quá đói. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa đủ, vì có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng tụt đường huyết. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cảnh bảo nhiều vấn đề nghiêm trọng của cơ thể.

Hạ đường huyết thường gặp khi bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị tích cực bằng Insulin hay thuốc uống nhóm Sulfamid hạ đường huyết (còn gọi là các Sulfonylurea) có thể xảy ra do những nguyên nhân như: Ăn quá ít, ăn muộn hay bỏ bữa, tiêm quá liều Insulin, đang dùng những thuốc hạ đường huyết uống như có hoạt chất Glipizide, Gliclazide Glibenclamide, Glyburide, Glimepiridetên với tên thuốc như Diamicron, Amaryl…

Những người tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu, suy thận cũng có thể bị hạ đường huyết. Một số người bị hạ đường huyết cũng có thể do nghiện rượu, do các bệnh lý gan, thận; suy dinh dưỡng, nhiễm trùng…

Người bị hạ đường huyết thường có các biểu hiện như rối loạn thần kinh thực vật: Cảm giác đói, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, có thể thấy hiện tượng rối loạn thần kinh trung ương như đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi, lú lẫn, hành vi bất thường, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê. Nếu đến các cơ sở y tế có xét nghiệm đo đường huyết thấy nồng độ Glucose máu <70mg/dl. Thường thì các triệu chứng lâm sàng nói trên sẽ được cải thiện ngay sau khi được bổ sung Glucose kịp thời

Cần phải làm gì ngay khi người nhà có biểu hiện hạ đường huyết?

Mục tiêu điều trị hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị ngay lập tức, bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn, nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức, vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân. Khi có biểu hiện hạ đường huyết nói trên, ngay lập tức cần ăn 2-3 viên đường hoặc 5 cái kẹo. Nếu gia đình có sữa, nước ngọt, hoặc mật ong có thể pha cho bệnh nhân uống ngay theo khả năng.

Insulin làm một trong những loại thuốc dùng để điều trị hạ đường huyết

Quy tắc 15 giây nên được tuân thủ để điều trị hạ đường huyết. Thông thường, nên uống 15g Glucose hoặc Sucrose. Bệnh nhân nên kiểm tra mức đường huyết sau 15 phút sau khi đưa vào Glucose hoặc đường Sucrose và ăn thêm 15g nếu mức đường huyết không >80mg/dL (4,4 mmol/L). Sau khi mức đường huyết cải thiện đến >80 mg/dL, có thể ăn một bữa ăn nhẹ có chứa Carbohydrate và Protein phức hợp để ngăn mức đường huyết giảm trở lại.

Nếu tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng gây lú lẫn, co giật, hôn mê… cần xử trí tại nhà bằng các biện pháp nói trên, nhưng cần phải bình tĩnh. Tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Tại BV, cần tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl. Khi hạ đường huyết đã được giải quyết, để phòng ngừa hạ đường huyết tái phát, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nếu bữa ăn cách nhau hơn một giờ bệnh nhân nên ăn một gói snack để phòng ngừa hạ đường huyết.

Phòng ngừa hạ đường huyết như thế nào?

Nếu người bị hạ đường huyết đang dùng các loại thuốc điều trị đái tháo đường như đang tiêm Insulin hay đang uống thuốc hạ đường huyết cần phải tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của thầy thuốc và dùng thuốc đúng liều lượng và đúng thời điểm. Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều chỉ định cũng như không được quên thuốc. Bữa ăn có ý nghĩa rất quan trọng đối với người đang dùng thuốc trị tiểu đường.

Người bệnh không nên bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm Insulin phải phù hợp với bữa ăn. Duy trì đường huyết ở mức cho phép với sự đáp ứng của cơ thể cho từng loại thuốc phù hợp với từng cá thể. Hoạt động hằng ngày phải duy trì ở mức vừa phải, phù hợp với độ tuổi. Nếu hoạt động nhiều hơn hằng ngày hay tập thể dục nhiều hơn, bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động để tránh bị tụt đường huyết.

Điều trị đái tháo đường là người bệnh phải dùng thuốc cả đời với hiểu biết về thể trạng của chính mình cũng như theo dõi các đáp ứng của cơ thể. Điều trị đái tháo đường với thái độ tích cực. Giữ đường huyết gần bình thường để tránh các biến chứng lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Bệnh nhân phải để ý nhận biết những dấu hiệu hạ đường huyết để có thể xử trí sớm. Khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị các bệnh lý gây hạ đường huyết.

ThS.Lê Quốc Thịnh

Tích cực cải cách công tác khám chữa bệnh ngoại trú hướng đến sự hài lòng của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Tích cực cải cách công tác khám chữa bệnh ngoại trú hướng đến sự hài lòng của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của Nhân dân, trong thời gian qua Bệnh viện 71 Trung ương đã tích cực cải cách công tác khám chữa bệnh ngoại trú trên nhiều mặt. Thứ nhất, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử của nhân...

Hơn 30 suất quà được trao tặng đến người bệnh là thương binh, bệnh binh đang điều trị tại Bệnh viện 71 Trung ương.

Hơn 30 suất quà được trao tặng đến người bệnh là thương binh, bệnh binh đang điều trị tại Bệnh viện 71 Trung ương.

Trong hai ngày 26 và 27 tháng 7 năm 2023, Bệnh viện 71 Trung ương đã tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên và tặng quà tri ân tới người bệnh điều trị nội trú là thương binh, bệnh binh nhân dịp kỉ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023). Được sự...

Tăng tiết mồ hôi do cường giao cảm là bệnh lý thường thấy, chiếm khoảng 1-2% dân số theo một số nghiên cứu, biểu hiện bởi tình trạng ra mồ hôi quá mức ở những vùng bàn tay, nách, vùng bẹn… là những khu vực mà tuyến mồ hôi tập trung nhiều. Ngoài ra, bệnh có thể ra mồ...

ĐOÀN ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG THAM DỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN Y TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ XIV

ĐOÀN ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG THAM DỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN Y TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ XIV

Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, trong hai ngày (19 và 20/7) tại thủ đô Hà Nội , 250 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 51 nghìn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngành Y tế đã về dự Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ