Hotline: 02373.208.018

Bộ Y Tế: 1900.9095

benhvien71tw@gmail.com

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Vài lưu ý khi dùng thuốc tăng huyết áp

Khi bị tăng huyết áp có kèm đau thắt ngực, bệnh nhân thường uống thuốc methyldopa (dopegyt) hoặc uống nifedipin (adalat). Tuy nhiên, khi sử dụng thường xuyên các loại thuốc này, bệnh nhân có thể bị một số phản ứng phụ của thuốc như tác dụng có hại đến gan hoặc ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước trong cơ thể gây phù.

Các thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch có khoảng an toàn điều trị hẹp, tức là khoảng cách giữa liều có tác dụng và liều độc rất gần nhau. Nó rất dễ gây tai biến nếu dùng không đúng liều lượng và cách dùng. Hoạt chất methyldopa có thể gây một số phản ứng phụ như thiếu máu tán huyết, nhức đầu, yếu cơ, giảm huyết áp thế đứng, giữ muối gây phù… Nifedipin làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp và các thuốc gây giãn mạch khác (nhất là các dẫn xuất nitrat). Không nên phối hợp nifedipin với cyclosporin vì làm giảm chuyển hóa nifedipin. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đối kháng với tác dụng chống tăng huyết áp của nifedipin. Thận trọng khi phối hợp nifedipin với thuốc chẹn alpha-1 vì có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, có thể gây hạ huyết áp thế đứng. Lưu ý khi phối hợp nifedipin với các thuốc chẹn beta vì gây hạ huyết áp, suy tim ở bệnh nhân bị suy tim tiềm ẩn hoặc không kiểm soát. Tác dụng phụ thường xảy ra ở giai đoạn đầu dùng thuốc và giảm dần sau đó. Thường xảy ra là đau đầu, đỏ ửng ở mặt, phù chân (tùy thuộc vào liều dùng), tiêu chảy, buồn nôn, hạ nhẹ huyết áp. Nên điều chỉnh lại liều dùng khi nhịp tim đập nhanh, đánh trống ngực. Hiếm khi bị choáng váng, suy nhược, dị ứng. Thận trọng sử dụng thuốc ở bệnh nhân trong tình trạng huyết động không ổn định như giảm lưu lượng máu, sốc tim, tăng huyết áp cấp tính… Ngưng sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị suy tim hoặc chức năng tâm thất trái bị suy (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg).

Xoa bóp giảm nhức đầu do dùng thuốc tăng huyết áp.

Vài lưu ý khi dùng thuốc tăng huyết áp

Phù chân – Một tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc tăng huyết áp

Thuốc phối hợp cũng phải thận trọng

Nhiều bệnh nhân thường có tâm lý thích sử dụng các loại thuốc nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Có người còn dùng thực phẩm chức năng (TPCN) để uống cùng với các thuốc tim mạch đang dùng.

Một số TPCN có hoạt chất resveratrol (có trong hạt nho đỏ hoặc rượu vang đỏ) thường được giới thiệu có tác dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol máu, chống đông máu, ngăn ngừa các bệnh do ăn nhiều chất béo gây nên. Resveratrol có tác dụng ngăn cản quá trình ôxy hóa của lipoprotein – chất gây nên mảng xơ vữa động mạch, ngăn cản sự hình thành LDL (cholesterol xấu), làm tăng HDL (cholesterol tốt). Ngoài ra, resveratrol còn ức chế hoạt tính của enzym alpha-glucosidase do đó làm giảm sự hấp thu glucose của ruột non, làm hạ đường huyết. Resveratrol còn có tác dụng chống đông máu do làm giảm quá trình kết dính tiểu cầu. Resveratrol dùng cho người bị bệnh xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu hay đái tháo đường có tác dụng tốt chống ôxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do, chống viêm khớp, bảo vệ gan, bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh do tuổi tác. Tuy vậy đây chỉ là một loại thuốc hỗ trợ, nếu bệnh nhân đang có chỉ số huyết áp quá mức bình thường mà không dùng thuốc làm hạ huyết áp ngay có thể bị các nguy cơ khác thì nên thận trọng khi sử dụng các thuốc tương tự như TPCN.

Với các thuốc điều trị bệnh tim mạch nói chung và thuốc điều trị tăng huyết áp nói riêng, cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể của người bệnh, đặc biệt là phải đo huyết áp hàng ngày để có hướng dùng thuốc thích hợp. Với các thuốc được quảng cáo như TPCN hoặc thuốc bán trên thị trường không cần kê đơn của bác sĩ phải hết sức thận trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi huyết áp người bệnh tăng, giảm đột ngột vì không được duy trì ở tình trạng ổn định với các thuốc đã quen dùng. Tùy từng trường hợp cần phải có chỉ định của thầy thuốc sau khi đã kiểm tra huyết áp và tình trạng cơ thể. Không nên tự ý dùng thay thế thuốc hoặc phối hợp thêm các thuốc khác khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

ThS. Lê Quốc Thịnh

Sưu tầm

Hội thi tay nghề điều dưỡng, kỹ thuật viên năm 2022

Hội thi tay nghề điều dưỡng, kỹ thuật viên năm 2022

Ngày 10 tháng 5 năm 2022, Bệnh viện 71 Trung ương tổ chức thành công Hội thi Tay nghề điều dưỡng, kỹ thuật viên năm 2022. Tham dự Hội thi có BCH Đảng uỷ, Ban giám đốc, BCH Công đoàn, Ban nữ công, các trưởng/phó khoa phòng cùng 56 thí sinh là điều dưỡng, kỹ thuật viên...

Công đoàn Bệnh viện 71 TW: Chuyến đi về nguồn hưởng ứng các hoạt động Tháng Công Nhân 2022

Công đoàn Bệnh viện 71 TW: Chuyến đi về nguồn hưởng ứng các hoạt động Tháng Công Nhân 2022

Thực hiện kế hoạch số 11/KH-CĐYT ngày 27/1/2022 của Công đoàn Y tế Việt Nam về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2022, trong những ngày tháng Tư lịch sử, Công đoàn Bệnh viện 71 TW đã tổ chức chuyến đi về nguồn tham quan và tìm hiểu ý nghĩa của các di tích...

0 Lời bình

Bài viết khác:

02373208018
Liên hệ